Gỗ công nghiệp phủ veneer đang được sử dụng rất rộng rãi và trở thành xu hướng lựa chọn của nhiều gia đình, tuy nhiên nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu rõ về sản phẩm này và còn những băn khoăn khi lựa chọn. Trước khi mua và sử dụng chúng ta hãy cùng tìm hiểu rõ với những thông tin hữu ích dưới đây.
Verneer là lớp mỏng được làm từ gỗ tự nhiên
Gỗ công nghiệp phủ Veneer là gì?
Gỗ công nghiệp được cấu tạo gồm 2 bộ phận: lõi gỗ và bề mặt. Bề mặt gỗ có nhiều loại như Veneer và Acrylic hay Laminate. Vậy gỗ công nghiệp phủ Veneer chính là các lõi gỗ khác nhau thuộc các dòng MFC, MDF, HDf… có bề mặt được phủ veneer.
Bề mặt veneer là bề mặt gỗ tự nhiên được lạng mỏng từ cây gỗ rừng hoặc gỗ trồng. Kích thước nó mỏng chỉ từ 1Rem đến 2ly còn chiều rộng được linh động tùy thuộc vào chiều rộng của tấm gỗ, thường vào khoảng 120mm đến 240mm.
MDF phủ veneer
Bề mặt này được phơi và sấy khô sau đó sẽ được dán vào các cốt gỗ khác nhau làm tạo thành phẩm gỗ công nghiệp veneer. Sau khi dán người ta sẽ dùng máy ép nguội hoặc nóng để ép cho đến khi bề mặt dính vào gỗ và cuối cùng là sử dụng máy chà nhám để làm cho bề mặt láng bóng đẹp hơn.
Gỗ công nghiệp phủ Verneer đa dạng màu sắc
Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp Veneer
Nếu sử dụng chung một cốt thì bề mặt veneer có nhiều ưu điểm nổi bật so với các bề mặt khác như Laminate hay Acrylic… Cụ thể đó là:
Bề mặt nhẵn và sáng bóng:
Gỗ có khả năng chống mối mọt và cong vênh hiệu quả đảm bảo độ bền cho sản phẩm.
Vân gỗ đẹp:
Do được làm từ gỗ tự nhiên nên trên bề mặt vẫn có các đường vân gỗ tạo nên vẻ đẹp tự nhiên, tinh tế. Ngoài ra, vân gỗ còn được tạo ra rất đa dạng bao gồm vân chéo, dọc khác nhau phù hợp với nhiều yêu cầu. Độ bền màu của sản phẩm không hề thua kém so với gỗ tự nhiên và nổi trội hơn so với Acrylic và laminate.
Veneer óc chó – Vân gỗ tự nhiên nổi rất đẹp
Dễ thi công:
Gỗ công nghiệp phủ veneer có thể dễ dàng uốn cong, bề mặt dễ thi công và đặc biệt giá thành thấp hơn so với gỗ tự nhiên. So sánh với các gỗ công nghiệp bề mặt Acrylic và laminate thì sản phẩm này vẫn có lợi thế về giá.
Veneer sồi – bề mặt bóng mịn, vân gỗ nổi nhiều rất đẹp
Nhược điểm:
Sản phẩm này có khả năng chịu nước kém và rất dễ trầy xước. Bởi thế, chúng chủ yếu chỉ dùng ở những nơi khô ráo ít tiếp xúc với nước.
Với những đặc điểm trên gỗ công nghiệp veneer thường được sử dụng để làm các đồ nội thất như: cửa, tủ quần áo, tủ âm tường, vách trang trí… Chúng vừa đáp ứng tiêu chí về độ bền và thẩm mỹ.
Giường gỗ công nghiệp phủ ván lạng veneer
>>> Xem thêm – Nội thất gỗ công nghiệp phủ veneer: tại đây
Như đã nói ở trên gỗ công nghiệp phủ veneer sẽ sử dụng nhiều loại cốt khác nhau với chất lượng khác nhau. Chính vì thế, khách hàng khi mua cần tìm hiểu kỹ xem cốt gỗ loại nào để sử dụng cho phù hợp.
Tân Minh Chính – Xưởng nội thất gỗ công nghiệp
Tại Tân Minh Chính có đa dạng các sản phẩm gỗ công nghiệp, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm hoặc cần tư vấn thông tin vui lòng liên hệ với chúng tôi.
Thông tin liên hệ:
- VPGD: BT3.6 Thiên Đường Bảo Sơn, Nam An Khánh, Hà Nội
- Xưởng gỗ công nghiệp 1: KCN làng nghề Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng gỗ công nghiệp 2: Thôn 3 làng nghề Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Xưởng gỗ tự nhiên 3: Thôn 9 làng nghề Canh Nậu, Thạch Thất, Hà Nội
- Điện thoại: 0913 455 880
- https:// tanminhchinh.com